CEO là gì? Nhắc đến CEO chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với cụm từ này. Khi lần đầu tiên nghe ai đó là CEO, chúng ta nhanh chóng nghĩ đến một người hoàn toàn thông minh, giàu có và quyền lực. Nhưng bạn đã được những gì về CEO và vai trò, công việc của CEO là gì? Để trở thành những CEO như vậy thì họ đã phải làm thế nào? Và bản thân chúng ta có thể trở thành một CEO không? Tất cả những thông tin dưới đây sẽ trả lời cho bạn.
Khái niệm về giám đốc điều hành (CEO)
Giám đốc điều hành (CEO) là người chịu trách nhiệm điều hành doanh nghiệp theo các mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành cũng là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh đó.
CEO có vai trò định hướng chiến lược của công ty, thiết lập cơ cấu quản lý, xây dựng văn hóa công ty và thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của CEO là tuyển dụng, xây dựng và vận hành hệ thống nhân sự hiệu quả…
Vai trò của giám đốc điều hành
Vai trò và trách nhiệm của Giám đốc điều hành có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp và nhìn chung phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường có rất nhiều quyền lực, đôi khi bao gồm cả trách nhiệm tuyển dụng nhân lực.
Trong các công ty lớn, CEO thường chỉ chịu trách nhiệm về các quyết định lớn, và chiến lược dài hạn quan trọng. Các quyết định ít quan trọng hơn sẽ được ủy nhiệm bởi các nhà quản lý cấp thấp.
Không có tiêu chuẩn chung nào để xác định vai trò và trách nhiệm cụ thể của một CEO. Nhìn chung, vai trò của giám đốc điều hành bao gồm:
- Đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm đối thoại với các cổ đông, cơ quan chính phủ và công chúng.
- Đưa ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Thiết lập và thực hiện tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, bao gồm giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.
- Xác định những thách thức mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải và nắm bắt các cơ hội thị trường.
- Đảm bảo rằng doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
- Đánh giá rủi ro kinh doanh và đảm bảo chúng được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
- Đề xuất các mục tiêu chiến lược và đảm bảo rằng các mục tiêu đó phải cụ thể và có thể đo lường được.
Sự khác nhau giữa tổng giám đốc và giám đốc điều hành
Tổng giám đốc (COO) và giám đốc điều hành (CEO) đều là những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp và còn là mục tiêu theo đuổi của nhiều người. Tuy nhiên, hai vị trí này lại hoàn toàn khác nhau.
Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành còn được gọi là CEO. CEO là người quản lý cao nhất của doanh nghiệp, người đảm nhận vai trò điều hành và quản lý doanh nghiệp, để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Để nắm giữ vị trí này, trước hết CEO phải được hội đồng quản trị tin tưởng và bổ nhiệm. Vì vậy, bên cạnh những quyền lợi và giá trị mang lại, vị trí này cũng mang đến nhiều thách thức và áp lực. Nhiều người so sánh CEO với những thuyền trưởng phải thực sự có đủ năng lực và dũng khí để “chèo lái” đưa doanh nghiệp đi đến thành công.
Tổng giám đốc là gì?
Tổng giám đốc (COO) là vị trí hỗ trợ CEO điều hành cơ cấu tổ chức của công ty và thực hiện các nhiệm vụ dưới quyền của CEO. Nhờ có COO, doanh nghiệp sẽ ổn định và vận hành chuyên nghiệp, CEO sẽ có thời gian nghiên cứu các vấn đề phát triển chiến lược kinh doanh.
CEO là một khái niệm quen thuộc với nhiều người, nhưng COO là một chức danh không phải doanh nghiệp nào cũng có. Ở những công ty lớn, có nhiều nhân viên và khối lượng công việc phức tạp, các công ty sẽ bổ nhiệm thêm vị trí COO để hỗ trợ công việc của CEO.
Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc điều hành
Theo quy định của pháp luật (“Luật Doanh nghiệp” - phần quy định quyền và nghĩa vụ của Giám đốc), trong thực tế điều hành và quản lý công ty, chúng tôi đánh giá và tổng hợp công việc của Giám đốc, thường là những công việc sau:
Hoạch định
- Thực hiện chiến lược tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
- Thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị và cổ đông, kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thông qua
- Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các phòng / ban thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, CEO phải trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo, tùy theo yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm
- Đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lý của công ty
Phát triển sản phẩm mới
Đưa ra quyết định các sản phẩm mới và đa dạng hóa các sản phẩm hiện hữu.
Quảng bá thương hiệu
- Xác định chiến lược, hoạt động và kế hoạch phát triển thương hiệu của công ty
- Quyết định các kế hoạch thu hút khách hàng
Tài chính
- Chịu trách nhiệm về các mục tiêu tài chính trước HĐQT
- Phê duyệt các quy chế tài chính và các quy định về thẩm quyền ký duyệt tài chính
- Rà soát các khoản chi trong phạm vi ngân sách đã được duyệt
- Quyết định mọi vấn đề không cần hội đồng quản trị giải quyết, bao gồm thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất hàng ngày của công ty theo các thông lệ quản lý tốt nhất
- Lập các dự báo dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ hoạt động quản lý của công ty trên cơ sở kế hoạch kinh doanh
Đầu tư
- Thẩm định dự án đầu tư
- Phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư
- Duyệt kế hoạch vay, mua và bán cổ phiếu, trái phiếu
Tổ chức
- Kiến nghị về số lượng và các loại quản lý mà công ty cần thuê để hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất và cơ cấu do hội đồng quản trị quy định
- Đề xuất và tham mưu cho Hội đồng quản trị quyết định các điều kiện về tiền lương, thù lao, phúc lợi,...đối với hợp đồng lao động của cán bộ quản lý
- Phê duyệt cơ cấu tổ chức, khối và phạm vi trách nhiệm của công ty
- Duyệt cơ cấu lương, bậc lương, hệ số lương
- Duyệt quy chế lương, thưởng
- Xem xét kết quả đánh giá nhân viên và xác định mức thưởng của nhân viên.
Quyết định, quy chế
- Thông qua các quy chế và quy trình hoạt động của công ty
- Thông qua các quy định về trích khấu hao tài sản cố định
Hoạt động điều hành
- Đàm phán và thông qua các mục tiêu cho các giám đốc chức năng
- Trình các báo cáo định kỳ và giữa kỳ cho Hội đồng quản trị
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua
- Thực hiện các hoạt động khác theo Điều lệ và quy chế công ty, nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật
Cần học gì để trở thành một CEO chuyên nghiệp?
Do tính chất công việc và tầm quan trọng của vị trí này, CEO phải luôn được đào tạo bài bản và có chuyên môn sâu, đặc biệt là:
- Dựa trên hiểu biết, sự nhanh nhẹn và tầm nhìn rộng sẽ là vũ khí lợi hại nhất của tất cả các CEO, cho phép họ sử dụng quyền lực của người chỉ huy để điều hành tốt hệ thống và phát triển đúng hướng.
- Kỹ năng quản lý là một trợ thủ đắc lực không thể thiếu và kỹ năng này được tự bản thân mỗi CEO có được bằng cách dành thời gian đào sâu, cập nhật và tích lũy trên nền tảng kiến thức quản lý được đào tạo bài bản. Một nhà quản trị tài năng là người luôn được ngưỡng mộ, vì vậy chú trọng đến việc “tu thân” cũng là mục tiêu mà một CEO chuyên nghiệp nên hướng đến.
- Càng có nhiều kinh nghiệm càng tốt, và đây là đặc điểm chung của những nhà quản trị tài ba trên thế giới.
- Cuối cùng, điều mà một CEO cần nhất là sức khỏe. Sức khỏe dồi dào mới có thể chiến đấu không ngừng trong thị trường “khốc liệt” với áp lực và thách thức vô cùng lớn này.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành CEO tài năng cùng khóa học tại FISA
Qua những chia sẻ trên bạn thấy mình có đủ tự tin và có khả năng trở thành một giám đốc điều hành tài giỏi? Hay vẫn muốn tiếp tục theo đuổi đam mê của mình? Nếu còn phân vân thì hãy để FISA thay đổi bạn qua Khóa học Giám đốc điều hành - CEO chuyên nghiệp.
Khóa học Giám đốc điều hành - CEO của FISA là khóa đào tạo nâng cao cung cấp đầy đủ những kiến thức quản trị hiện đại nhất từ nền văn hóa quản lý trên thế giới. Đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản trị kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp chủ doanh nghiệp vững vàng vượt qua cơn bão thị trường, định hướng phát triển doanh nghiệp hiệu quả, tự chủ và bền lâu.
Sau khi hoàn thành khóa học CEO, học viên sẽ có được những giá trị sau:
- Biết được làm thế nào, trải nghiệm những gì để trở thành một CEO
- Nắm bắt tư duy chiến lược và kiến thức cốt lõi mà một CEO cần
- Biết cách trang bị và cập nhật các kỹ năng quản lý cần thiết cho CEO
- Biết cách hiện thực hóa tham vọng trở thành CEO chuyên nghiệp nhất
- Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu về quản trị doanh nghiệp
- Được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học
Bài viết trên là tất cả thông tin về giám đốc điều hành - CEO. Nếu bạn có nhu cầu tham gia Khóa học CEO hãy liên hệ ngay với FISA để được hỗ trợ nhanh nhất!
CÔNG TY TNHH FISA
Hotline:
0896560656
Email: fisa.com.vn@gmail.com
Địa chỉ: E2-0902. Tòa nhà Ecohome Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội